Chuyển đến nội dung chính

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

 Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp, khó chữa, dễ tái phát nếu lựa chọn phương án điều trị không hiệu quả.

Vì vậy, Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp Việt Đức cung cấp một bài đầy đủ thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống cổ, giúp cho bệnh nhân có thể lựa chọn được phương pháp điều trị đúng đắn cho bệnh lý này.

Thoái hóa đốt sống cổ vốn là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Muốn phòng ngừa và điều trị bệnh lý, chúng ta nhất định cần phải hiểu rõ được những đặc điểm của căn bệnh này.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Đốt sống cổ chính là cơ quan trung chuyển thông tin giữa não bộ với các với bộ phận khác trong cơ thể. Cơ thể con người có tới 7 đốt sống cổ, được ký hiệu từ C1 đến C7. Từ đốt C2 đến C7, giữa mỗi đốt sống có một đĩa đệm. Lớp đĩa đệm này được cấu tạo bởi mâm sụn, nhân nhầy, vòng sợi. Xung quanh các đốt sống cổ là hệ thống các gân cơ, dây chằng.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng suy thoái của các đốt sống cổ. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống. Hiện tượng này làm hẹp các lỗ sống, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong.

Về tỷ lệ mắc, thoái hóa đốt sống cổ phổ biến hơn cả ở người trung niên và cao tuổi bởi hệ quả của sự lão hóa xương khớp tự nhiên. Ngoài ra, thống kê cho thấy cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh này như nhau.

Bất cứ vị trí nào của cột sống cổ cũng có nguy cơ bị thoái hóa. Tuy nhiên do đặc điểm về sinh học, vai trò hấp thụ lực sinh ra do trọng lượng cơ thể hoặc mỗi khi cơ thể vận động, di chuyển mà khả năng mắc bệnh ở một số đốt sống như C4 C5, C6 C7 thường cao hơn.

  • Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này bao gồm:
  • Tuổi cao.
  • Ít di chuyển, vận động, ngồi một chỗ quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế lái xe…
  • Làm các công việc lao động nặng nhọc thường xuyên như bê vác vật nặng lên vai, đầu hoặc cử động, xoay chuyển cổ quá nhiều.
  • Từng bị chấn thương vùng cổ.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh xương khớp.
  • Thường xuyên sử dụng các loại đồ uống, chất kích thích.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Để nói rằng chữa khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì cần phải giải quyết được hoàn toàn tình trạng thoái hóa và khôi phục tất cả các tổn thương vốn có. Tuy nhiên điều này trong thực tế là khó đạt được hay thậm chí là không thể.





Theo các chuyên gia, thoái hóa cột sống nói chung là một bệnh lý có tính quy luật, nó phát triển và diễn biến chậm nhưng lại có xu hướng mãn tính. Hơn nữa, lão hóa là một quy luật tất yếu của tự nhiên, ta chỉ có thể tìm cách làm chậm nó chứ không thể ngăn nó không thể xảy ra được. Do đó, nếu một phương pháp nào đáp ứng được mục tiêu giải quyết tổn thương, khắc phục biến chứng, nuôi dưỡng xương khớp thì đã rất đáng để kiên trì theo đuổi rồi.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết phình đĩa đệm đốt sống cổ và biện pháp phòng tránh

Phình đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm ở vùng cổ bị biến dạng, phình ra ngoài nhưng chưa gây rách bao xơ. Đĩa đệm hoạt động như bộ đệm giữa các đốt sống, giúp hấp thụ lực và giảm ma sát khi cử động. Khi phình đĩa đệm xảy ra, cấu trúc này trở nên kém linh hoạt, dễ gây áp lực lên rễ thần kinh hoặc tủy sống. Nguyên nhân chính của phình đĩa đệm đốt sống cổ thường bao gồm quá trình lão hóa, thói quen làm việc không đúng tư thế, chấn thương hoặc thoái hóa cột sống. Các triệu chứng thường gặp là đau cổ, cứng khớp, tê tay hoặc yếu cơ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để giảm triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển, người bệnh cần kết hợp nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và duy trì lối sống lành mạnh. Ở giai đoạn nhẹ, việc điều chỉnh thói quen và tập thể dục đúng cách có thể giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh. Dấu hiệu nhận biết phình đĩa đệm đốt sống cổ Phình đĩa đệm đốt sống cổ thường có các triệu chứng đặc trưng, nhưng ở giai đoạn đầu, bệnh có thể diễn tiến âm thầm và dễ bị bỏ qua. Các...

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng là gì? Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm đốt sống lưng khi lão hóa hoặc thoái hóa sẽ rách ra, khối nhân nhày thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ DẤU HIỆU, TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG LƯNG Theo các bác sĩ, thạc sĩ đang công tác tại phòng khám Việt Đức cho biết, đau buốt nhói cột sống chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng. Triệu chứng đau phụ thuộc vào vị trí thoát vị. Đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tay tê bì, đau lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dọc theo dây thần kinh tọa, đi lại khó khăn thậm chí teo chân… Còn biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ lại đặc trưng với cơn đau đốt sống cổ, cổ kém linh hoạt, cứng cổ vào buổi ...

Các biến chứng dễ gặp khi mắc thoát vị đĩa đệm cổ

Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép lên hệ thống động mạch đốt sống thân nên gây ra thiếu máu cho não Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép lên hệ thống động mạch đốt sống thân nên gây ra thiếu máu cho não Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xoay cổ, đầu kém linh hoạt. Tình trạng đau cánh tay do thoát vị đĩa đệm cổ thường được kiểm soát bằng thuốc và điều trị bảo tồn, không phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu bỏ qua giai đoạn vàng lúc khởi phát, người bệnh sẽ phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như: Tàn phế suốt đời Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ. Hẹp ống sống Biến chứng hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như đau đốt sống cổ trầm trọng, đau hoặc tê ở vai, bả vai, cánh tay, đôi khi gây yếu cơ. Các triệu chứng tương tự như đau thần kinh tọa. Cơn đau sẽ giảm nếu vùng cổ vai gây của người bệnh được giảm áp lực như khi nằm, cúi gập thả...